0 ₫

No products in the cart.

Pháp môn đi âm của nhà Thánh là gì?

Pháp môn đi âm của nhà Thánh là gì?

Là một trong những pháp môn sơ khai nguyên gốc và điển hình nhất của nhà Thánh trong Đạo Mẫu; được hình thành trên cơ sở nền tảng các tục lệ và tín ngưỡng vu thần đạo, các hiện tượng vô hình; có liên quan mật thiết đến nguồn gốc của Đạo.

Pháp môn đi âm của nhà Thánh là gì

Hiểu đơn giản, đi âm là việc gặp trực tiếp nhà thánh, các vị hành sai, vong linh gia tiên, vong linh được cắt cử cho phép thông qua đường âm. Nắm bắt giá trị hữu hình thông qua sự vô hình trong tâm thức và tâm Đạo.

Ý nghĩa của việc đi âm?

Pháp môn đi âm mang lại nhiều giá trị ý nghĩa mà giá trị lớn nhất là giảng giải về đạo học theo tính chất đạo truyền thừa, tính mật truyền – theo đặc điểm, tính chất của Đạo Mẫu là được truyền lại qua đường truyền miệng. Nói cách khác âm vấn- trực tiếp gặp những vị thánh bằng đường âm để được chỉ dạy và học đạo trực tiếp.

Đạo được truyền qua sa man truyền miệng – truyền âm do nhiều đối tượng mang lại với các giá trị khác nhau cụ thể như:

– Dạy các pháp môn thuật đạo

– Dạy các lề lối, khuôn phép nhà đồng

– Dạy các tín ngưỡng, pháp môn mật truyền vu thần đạo và sa man đạo từ cấp thấp đến cấp cao.

………………

Hiểu 1 cách thông dụng khái niệm đi âm được xem như một thuật xuất hồn đến một nơi nhất định, hoặc đi gặp một nhân vật nhất định tùy vào từng khoảng thời gian, tùy vào căn cơ và mức độ tu tập con đồng để được học tập, truyền lời, nghe giảng, khai tâm minh trí, khai mở thần hồn và trí tuệ về các kiến thức về đạo.

Pháp môn đi âm áp dụng với ai?

Pháp môn đi âm áp dụng với tất cả các con đồng nhà Thánh khi được ân duyên, đã đến thời gian bước vào tu tập nhằm lĩnh ngộ kiến thức về đạo.

Được cứ vào mục đích, ý muốn và sự lựa chọn cắt cử của gia tiên, nhà thánh phụ thuộc vào căn cơ của từng người mà được học âm phù hợp như:

– Đi âm để biết các sự việc đã diễn ra,

– Báo các sự việc sắp diễn ta (âm báo)

– Hướng về con đường học đạo của bản thân người đồng cần trải qua (đường hướng).

– Cao cấp nhất là đi âm với nhà Thánh để học truyền đạo.

Có mấy dạng đi âm?

Có 2 dạng đi âm:

Đi âm PHƯƠNG TIỆN: Đây là dạng đi âm có chủ đích của người đi âm cùng con đồng.

Phương tiện ở đây được hiểu là các đối tượng đi âm khác nhau như: với các vong được phép (đã xin phép chư thánh) như gia tiên, …. ân điển hơn là đi âm với các vị hành sai (tức những vị nha sai, lại dịch phục vụ ở cửa đình thần).

Đi âm phương tiện thường diễn ra đối với các con đồng mới trình đồng mở phủ được ân duyên và gia tiên chỉ bảo dạy dỗ, trong khoảng thời gian 1-3 năm đầu, dưới 12 năm đang trong quá trình thử lính – thử đồng. “3 năm thử lính, 9 năm thử đồng”.

Xem xét mức độ ân duyên đối với tuỳ từng đối tượng, tùy vào cấp độ tu tập của, căn cốt- căn mệnh của từng vị đồng đến đâu; có những vị đồng trên 12 năm việc đi âm với các vị cấp cao vẫn không diễn ra; nhưng có những vị mới trình đồng 3 năm đã ân duyên học Đạo với các vị hành sai cao cấp.

Mỗi một lần bước lên một cấp tu tập mới, cao hơn đối tượng và kiến thức lĩnh ngộ cũng khác nhau và thường cao hơn.

Đi âm TRỰC TIẾP:

Là đi gặp trực tiếp nhà thánh tại các cửa đình thần, trực tiếp âm vấn( hỏi đáp) và được giải đáp và chỉ bảo.

Là một ân điển, phúc duyên đặc biệt, với từng vị đồng tu mang lại giá trị học Đạo vô cùng to lớn và sâu sắc.

Là dạng đi âm dành cho những quan thầy- những vị được ban ân điển và tu tập cao đạo, hoặc giả được ban 1 ân duyên đặc biệt do đã đã tu tập từ nhiều đơi, nhiều kiếp trước cộng dồn lại kiếp này, họ được gặp trực tiếp nhà Thánh để âm vấn.

Đi âm trực tiếp ngoài việc học Đạo, truyền đạo thì còn là những vấn đề quan trọng, hệ sự có ảnh hưởng và trực tiếp đến Đạo- sự phát triển của Đạo, trực tiếp hướng dẫn, nhắc nhở những người đồng thầy về quá trình tu tập của con đồng của mình,…..

PHÂN TÍCH ĐỔI TƯỢNG, NỘI DUNG ĐI ÂM:

Đi âm với gia tiên: Thông thường đối với người mới ra đồng, do gia tiên cắt cử người dạy đạo trong tầm được cho phép. Đây cũng được coi là người hộ đạo của con đồng.

Đi âm với hành sai (nha sai, lại dịch, giúp việc tại cửa đình thần mà gần nhất là bản điện của đồng thầy)- người hộ đạo cấp cao do ân chiêm vọng bái hoặc gia tiên tấu đối nhờ cậy, hoặc đối với những đồng con được ân duyên.

Đi âm với nhà Thánh: Là dạng đi âm cấp cao nhất.

Các nội dung có thể học trong quá trình đi âm:

– Diễn giải căn cơ học về nguồn gốc và các kiến thức chung về Đạo, lịch sử hình thành và gốc Đạo Mẫu từ bờ sông dương tử gắn liền với Thuỷ phủ. Lịch sử về gốc thờ thần đạo, thờ nhà Trần và Đạo giáo.

– Học về tính tu tập, quá trình, bản chất học Đạo phù hợp riêng với từng vị đồng với các kiến thức sâu hơn:

Dạy soi bói thông qua các phương tiện soi: bói quả cau, lá trầu, bói hương, ….nhìn căn cơ, thể khí,…

Dạy tu luyện khí, luyện thiền cấp thấp đến cao,…

Học pháp sự,…nhìn bóng ảnh bóng gia tiên, bóng thánh,….

– Phân tích, biến dị năng và năng lượng bản thân vận dụng tu thông qua các phương tiện đạo để hành đạo. Cuối cùng biến sự tu tập mang lại giá trị và hấp thu tín ngưỡng lực, tiếp tục tu vận hoặc chuyển hoá, luyện đúc thành tính mệnh của bản thân.

– Học về các mật truyền về Đạo chỉ dành riêng cho những người đồng được lựa chọn để truyền thừa.

– Học về các vấn đề và kiến thức sâu xa và tầm ảnh hưởng quan trọng (không đề cập rõ ở đây bởi liên qua đến các vị hộ đạo cấp cao, các vị đồng tu- đồng quan lính thánh.)

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐI ÂM:

Luôn giữ sự chủ bản thân trong khi đi

Thời gian luyện đồng, luyện lính trải qua nhiều cung bậc khác nhau, việc đi âm với nhiều đối tượng khác nhau là điều bắt buộc và không thể bỏ qua nhất là đối với người đồng âm; cần phải phân biệt mục đích, ý đồ của người muốn ta đi âm là như thế nào?

Đi âm rất dễ làm hao tổn năng lượng do quá trình đi lấy đi nhiều năng lượng dương khí nhất là ở thười kỳ đầu; cần rèn luyện để đạt được duy trì được nguồn năng lượng trong cơ thể, hoặc sau giữ được sự cân bằng âm dương trong cơ thể.

Phân biệt các đối tượng đi âm cho đúng và phù hợp và xác định như thế nào là các kiến thức cần được lĩnh hội:

Nhiều trường hợp đi âm với vong tà nhưng chưa đạt được đến mức phát hiện ra;

Đi âm với vong tà cũng có lúc lợi, có hại bởi: Có những thành phần vong tà hay oan gia được phép, được lệnh nhà Thánh dẫn đường chỉ lối đúng- cũng có khi chỉ lối sai.

Không được phép nhầm lẫn việc đi âm học đạo với đi với vong tà trong quá trình khảo lính, thử lính- thử đồng không rất dễ sa, tin tưởng lời vong tà mà xa rời Đạo.

Quá trình trải nghiệm đi âm cần liên hệ và cần sự giúp đỡ của đồng thầy, đồng anh lính chị có nhiều kinh nghiệm để chỉ bảo và phân biệt đúng. Phần này cần liên hệ mật thiết với pháp môn thử lính để nắm được khi nào nên đi và khi nào không nên đi.

Đúc rút được kinh nghiệm và bài học chính xác trong mỗi lần đi âm nhằm đảm bảo tính pháp truyền qua đường âm vấn như:

Ta học được gì?

Ta nghe được gì?

Kết hợp với thực tế học dương phần từ người thầy, bạn đồng và kiến thức thực tế ra sao?

Là một dạng học âm nên cần phân biệt nắm rõ:

Khi nào được sang tai nhắc nhở, khi nào ta đang đi âm; chung quy lại cũng đều phải nắm và chắt lọc thông tin chuẩn và ghi nhớ lại. Việc này cũng không khó vì khi đi âm là 1 dạng khắc luôn kiến thức vào thần hồn, tu tính nên thường sẽ là nhớ rất lâu.

Không được phép quá ảo tưởng về quá trình đi âm của bản thân

Bởi tùy từng cấp độ tu tập, căn mệnh của từng vị đồng mà được ân điển đi âm như thế nào?

Vào khoảng thời gian nào?

Được dạy những điều gì?

Bạn làm chủ và điều chỉnh quá trình đi âm của mình chưa?

Đặc biệt không nên quá sa vào dẫn đến thần hồn không thể tiếp thêm được kiến thức chuẩn, loạn đảo tâm trí, loạn tri giác, sinh loạn tâm do quá tải về sự vô hình khi đi âm.

 

Nguồn trích dẫn: https://www.facebook.com/groups/1711479255772685/permalink/3539114673009125/

Bạn sẽ thích

Sự tích, đền thờ Mẫu Đệ Tam Thuỷ Tiên, Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

Sự tích, đền thờ Mẫu Đệ Tam Thuỷ Tiên, Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ Mẫu Đệ Tam Thủy Tiên, còn được gọi là Mẫu Thoải,...

Mẫu Đệ Nhị Nhạc Tiên là ai, sự tích Mẫu Đệ Nhị Nhạc Tiên, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn

Mẫu Đệ Nhị Nhạc Tiên là ai, sự tích Mẫu Đệ Nhị Nhạc Tiên, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Mẫu Đệ Nhị Nhạc Tiên, hay...

Sự tích về Vua Cha Địa Phủ trong tín ngưỡng Việt Nam

Sự tích về Vua Cha Địa Phủ trong tín ngưỡng Việt Nam Trong tín ngưỡng Tứ phủ của Việt Nam, "Vua Cha Địa Phủ" là...

Sự tích Vua Cha Thoải Phủ Động Đình Bát Hải Long Vương

Sự tích Vua Cha Thoải Phủ Động Đình Bát Hải Long Vương Sự tích Vua Cha Thoải Phủ" là một trong những câu chuyện dân...